Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Suy ngẫm cuối tuần...
 
 
 
"Đừng bao giờ trách móc bất kỳ ai trong cuộc sống của bạn cả!

Vì đơn giản...

Người Tốt sẽ cho bạn Hạnh Phúc...
Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm...

Người Tồi Tệ nhất cho bạn Bài Học...
Và... người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm.

“Đừng hứa khi đang... vui !
“Đừng trả lời khi đang... nóng giận !

“Đừng quyết đinh khi đang... buồn !
“Đừng cười khi người khác... không vui !”


”Cái gì mua được bằng tiền, cái đó rẻ.”

”Ba năm học nói, một đời học cách lắng nghe”

”Chặng đường ngàn dặm luôn bắt đầu bằng 1 bước đi”.
 
”Đừng a tòng ghen ghét ai đó, khi mà họ chẳng có lỗi gì với ta.

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013


Chửi


“Đức Phật thường đi khất thực vào xóm của Bà-la-môn. Các đệ tử Bà-la-môn thấy Phật khất thực, họ đem cơm cúng dường. Ngài đến cội cây ngồi ăn, sau đó thuyết pháp cho họ nghe. Kết quả họ xin quy y theo Phật. Qua đôi ba lần, xóm đó từ từ chuyển thành Phật tử hết. Các thầy Bà-la-môn tức quá, chờ Đức Phật vào làng khất thực, họ theo sau kêu tên Phật ra chửi rất thậm tệ. Chửi thì chửi Phật cũng cứ ung dung đi, không trả lời chi hết. Chịu hết nổi, vị thầy Bà-la-môn kia chặn đầu Ngài hỏi:

- Cồ-đàm, ông có nghe tôi chửi không?
Phật nói:
- Nghe.
- Nghe sao không trả lời?
Phật đáp:
- Như nhà ông có giỗ mời thân quyến tới dự. Khi cúng kính xong, quà còn nhiều nên ông phân chia để tặng họ. Những thân quyến không nhận, vậy những món quà đó thuộc về ai?
-  Tôi tặng mà người ta không nhận thì nó thuộc về tôi, chớ về ai?
Phật nói:
- Cũng vậy, ông chửi mà ta không nhận thì những lời ấy thuộc về ai?

Các thầy Bà-la-môn cảm thấy xấu hổ.

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013


Tự sự của bác sĩ không nhận phong bì

Ngày tôi thi đỗ Đại học Y Hà Nội, bố cho 5.600 đồng. Bố đưa tôi ra đến đầu làng, còn băn khoăn bảo tôi hay quay về cày ruộng? Nhưng tôi vẫn nhất quyết ra đi, với hình ảnh cả nhà đói rách, hình ảnh ông y tá xã chuyên tiêm thuốc xít-tép vào mông.
Tôi bắt đầu bài viết bằng câu chuyện của chính tôi, một bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), không nhận phong bì của người bệnh.
Tại sao tôi lại đi kể về mình như thế? Có phải vì xung quanh tôi ai cũng nhận phong bì? Có phải tất cả bác sĩ đều tìm cách để bệnh nhân đưa phong bì nên ngành y tế phải phát động phong trào nói không với phong bì?
Khoa tôi có 30 nhân viên, tôi làm việc ở đây 14 năm nên tôi khẳng định không một ai cầm phong bì. Bệnh viện tôi và các bệnh viện khác cũng không thiếu bác sĩ như tôi. Nhưng nếu tôi đặt vấn đề viết về họ, ai cũng từ chối, lí do đơn giản vì đó là việc làm đúng lương tâm của người thầy thuốc nên chẳng có gì đáng phải ầm ĩ.
Nhiều người sẽ cho rằng tôi đang PR cho bản thân. Nhưng tôi hy vọng số đông ủng hộ tôi, chia sẻ với tôi và với ngành y, từ đó thông cảm cho những người chiến sĩ áo trắng đang hi sinh thầm lặng để giành giật lại từng phút giây sống quí giá cho người bệnh.
Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, bố già 75 tuổi, mẹ yếu vì bị tàn tật từ nhỏ, nhà lại đông con. Quanh năm chúng tôi phải ăn ngô, khoai, sắn độn rau, chỉ ngày Tết mới được ăn cơm. Xã tôi có một ông y tá hàm thụ bác sĩ, ông chữa bệnh cho cả vùng chủ yếu bằng phương pháp tiêm thuốc xít-tép vào mông, nhà ông thuộc hàng khá giả nhất.
bsthay-jpg-1361844856_500x0.jpg
Còn rất nhiều bác sĩ giữ được cái tâm trong sáng khi hành nghề y. Ảnh minh họa: Phan Dương.
Ngày tôi thi đỗ Đại học Y Hà Nội, bố cho tôi 5.600 đồng. Bố đưa tôi ra đến đầu làng, còn băn khoăn bảo tôi hay quay về cày ruộng? Nhưng tôi vẫn nhất quyết ra đi, ra đi với hành trang là 5.600 đồng của bố, với hình ảnh cả nhà đói rách lam lũ tần tảo kiếm sống qua ngày, với hình ảnh ông y tá hàm thụ bác sĩ chuyên tiêm thuốc xít-tép vào mông. Tôi tự nhủ, tôi sẽ phải học cho thật tốt cách khám chữa bệnh để từ đó kiếm được thật nhiều tiền, chỉ có thật nhiều tiền thì mới mang lại được cho tôi một tương lai tốt đẹp, mới giúp gia đình tôi thoát khỏi cảnh túng quẫn cùng đường…
Xin được tiền vé ô tô hàng, xuống ga Long Biên tôi hỏi đường đi bộ về trường Đại học Y. Với 5.600 đồng bố cho, tôi chỉ đủ tiền ăn đúng 8 bữa cơm theo chế độ nửa bao cấp của trường. Chẳng biết làm gì kiếm sống, nhịn đói ngày thứ 5, đến ngày thứ 6 không thể nhịn nổi tôi đành lên gặp thầy Tôn Thất Bách xin tiền trợ cấp… Thầy Bách là hiệu trưởng, thầy thẳng thừng từ chối. Thầy bảo với tôi rằng, hôm nay nhà trường trợ cấp tiền ăn tiền học, 6 năm sau rất có thể tôi sẽ thành kẻ móc túi người bệnh. Thầy còn bảo xã hội đang có nhiều người bất hạnh, họ không có cơ hội bước chân vào ngưỡng cửa trường đại học. Thầy kể cho tôi nghe chuyện về người bố của thầy, về con đường dẫn đến sự nghiệp khoa học của giáo sư Tôn Thất Tùng…
Thầy Bách bố trí cho tôi đi dọn nhà vệ sinh, thầy trả công tôi 1.000 đồng. Tôi làm thêm việc cuốc cỏ, dọn thư viện, mỗi công việc làm một tuần. Sau đó tôi đi bán rau cải bắp, bán khoai tây, bán khoai lang, bán than tổ ong, làm biển quảng cáo, kẻ vẽ trang trí cho đám cưới, chụp ảnh, làm gia sư. Cứ thế, tôi tự kiếm đủ tiền ăn học, lại còn tiết kiệm được một ít gửi về giúp bố mẹ nuôi các em.
Sau buổi gặp thầy Bách, tôi bắt đầu nghi ngờ về cái mục đích phải học thật tốt cách khám chữa bệnh để kiếm được thật nhiều tiền, tôi lờ mờ nhận ra trong nghề y có một sứ mệnh gì đó cao cả hơn rất nhiều so với tiền bạc. Sứ mệnh ấy là gì? Để gọi được đúng tên của nó, tôi biết mình sẽ phải đi một chặng đường rất dài phía trước…
Bước sang năm học thứ 2, tôi đi thực tập ở Bệnh viện Việt Đức. Đêm trực đầu tiên, tôi choáng khi nhìn thấy phòng khám cấp cứu la liệt bệnh nhân nặng từ các tuyến chuyển về. Khoa hồi sức không còn giường nên nhiều bệnh nhân nặng phải nằm hồi sức ngay tại phòng khám. Bác sĩ phân công tôi bóp bóng cho một bệnh nhân chấn thương sọ não đã chết lâm sàng. Nạn nhân là một cô gái bằng tuổi tôi, quê ở Hải Dương. Bên cạnh là một bệnh nhân đã tử vong ngay lúc mới vào viện, đang làm thủ tục đưa xuống nhà đại thể.
Tôi vốn sợ bóng tối và sợ người chết, sợ nhìn thấy người bị tai nạn máu me đầm đìa. Ở bên cạnh một tử thi và một bệnh nhân đã chết não, tim tôi đập liên hồi kì trận như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Thật không may là bệnh viện mất điện, phòng mổ huy động đèn bão và đèn pin để tiếp tục mổ, nhân viên y tế được huy động bóp bóng cho bệnh nhân thở máy. Trong lúc khó khăn nhất, tự dưng tôi thấy bình tĩnh trở lại, tôi thấy mình may mắn hơn cô gái cùng tuổi, thấy mình không bất hạnh như nạn nhân vừa lìa khỏi cõi đời. Và tôi ao ước mình có phép lạ làm cho người chết sống lại còn cô gái thoát khỏi cơn hiểm nghèo. Tôi đã dồn toàn tâm toàn lực vào việc bóp bóng. Bốn tiếng đồng hồ trôi qua, tim cô gái bắt đầu rời rạc và ngừng đập. Bác sĩ tìm mọi cách cấp cứu cho cô gái, vừa tiêm thuốc trực tiếp vào tim vừa ép tim nhưng không có kết quả.
Trong lúc bác sĩ lập biên bản tử vong, tôi lấy tay vuốt mắt cho cô gái, từ khóe mắt của cô lăn ra hai giọt lệ. Tôi buồn bã vô cùng, cảm giác như chính người thân yêu nhất của tôi vừa mới ra đi. Bác sĩ nhắc nhở tôi không được phép ủy mị, bởi trong hoàn cảnh như thế thì bác sĩ phải là chỗ dựa tinh thần cho người nhà nạn nhân. Gia đình làm thủ tục xin đưa cô gái về quê trước khi trời sáng. Dù đang tột cùng đớn đau, mẹ cô gái vẫn không quên đưa tôi phong bì và một bao thuốc lá ba số cám ơn. Tôi nhận bao thuốc, gửi lại phong bì nhờ bà mua giúp tôi nén hương thắp cho cô gái xấu số, cầu cho linh hồn của cô sớm được siêu thoát về nơi cực lạc.
Đêm ấy lần đầu tiên tôi hút thuốc lá và hút hết nửa bao…
Sau đêm trực ấy tôi nhận ra rằng: bác sĩ khám chữa bệnh không phải vì trách nhiệm mà vì tính nhân văn; y học không có căn bệnh mà chỉ có người bệnh, quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân là mối quan hệ rất đặc biệt. Và tôi cũng đã gọi được đúng tên sứ mệnh của người thầy thuốc. Sứ mệnh đó là: Tính nhân văn.
Tốt nghiệp ra trường, tôi xin về công tác tại Bệnh viện Xanh Pôn. Người đời nói với nhau rằng, để xin được việc thì phải nhờ vào sự quen biết và phải có phong bì. Tôi không rõ thực hư ra sao, cả hai điều kiện ấy tôi đều không có, tôi chỉ có “tính nhân văn” cùng những kiến thức đã học được trong 6 năm đại học.
Bệnh nhân đến với tôi đa số là người nghèo, tiền thuốc chả đủ nói gì đến phong bì phong bao. Thỉnh thoảng có người đưa phong bì cho tôi để muốn được ưu tiên, được chen ngang, hay được thăm khám cẩn thận hơn… dù là lí do gì thì tôi cũng đều từ chối.
Làm bác sĩ không nhận phong bì của người bệnh, chỉ trông vào lương cơ bản, thì cuộc sống sẽ ra sao? Bản thân tôi xác định tiết kiệm tối đa, cắt giảm các chi phí đến mức tối thiểu. Tôi không đi du lịch, không tham quan, không tham dự tiệc tùng chiêu đãi, từ chối đám cưới, trốn tránh mừng tân gia; bữa ăn phải tính toán chi li, ra chợ mua mớ rau muống cũng phải nâng lên đặt xuống rồi chia đôi 2 bữa, thịt cá chỉ ăn lấy chất chứ không dám xác định ăn lấy ngon. Vậy mà tiền lương vẫn không đủ chi cho một phần cuộc sống tưởng như không thể nào eo hẹp hơn.
Chỗ ở tôi thuê trọ cùng sinh viên, phòng có 7m² lợp ngói fibro-ximăng. Mùa nóng nắng xiên thẳng vào giữa phòng, mùa mưa dột tứ phía. Bước ra khỏi phòng tôi phải phủ ni lông lên giá sách đề phòng trời mưa. Ngay ngoài cửa sổ là bãi tha ma, thỉnh thoảng có rắn nước bò vào, có mèo hoang càm con đến làm tổ, có gà đồng chui vào kiếm ăn…
Ở cùng sinh viên thành ra tôi vẫn giữ được thói quen chăm học và đọc sách. Nghề y không chỉ là nghề lao động nặng nhọc, mà còn đòi hỏi phải học suốt đời. Thời gian bán hủy của kiến thức y khoa là 5 năm, nghĩa là sau 10 năm không học thì lượng kiến thức chỉ còn 25%, khi ấy chỉ lơ mơ biết tiêm thuốc xít-tép vào mông, chứ làm sao khám chữa bệnh cho tốt được. Vì thế mà ai cũng phải học, không có điều kiện thì tự đọc sách cập nhật kiến thức, có điều kiện thì học các chứng chỉ 3 tháng, học chuyên khoa định hướng 1 năm, 2 năm học chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II và thạc sĩ cũng học 2 năm, nghiên cứu sinh mất 4 năm. Ở nước ngoài đến giáo sư tiến sĩ mỗi năm vẫn phải học 40 giờ chuyên môn, ở ta qui định có giảm hơn một chút…
Đúng 7 năm trời làm bác sĩ tôi không thể mời khách đến nhà vì phòng trọ chẳng có chỗ ngồi. May mắn cũng đến với tôi, có học sinh cũ thời sinh viên tôi dạy gia sư, em giúp tôi làm thủ tục ngân hàng để tôi vay vốn mua nhà trả góp theo diện cán bộ nhà nước có hoàn cảnh khó khăn. Tôi mua được căn hộ chung cư Mỹ Đình 70m², rộng gấp 10 lần phòng trọ, lại đẹp và thoáng mát, từ đó có nhà đàng hoàng để ở.
Thời điểm khó khăn nhất là 5 năm đầu tiên mới ra trường, để có tiền trang trải cuộc sống, tôi phải đi dạy gia sư ôn thi đại học vào các buổi tối hay những ngày nghỉ. Tôi dạy các môn toán, hóa, sinh, văn, sử… học sinh yêu cầu gì tôi dạy đấy. Nhiều lúc mệt mỏi và chán nản, nhưng ban ngày nhìn thấy bệnh nhân mình chẩn đoán và điều trị đúng, buổi tối nhìn các em học sinh ngây thơ chăm chỉ học bài, tôi lại có thêm động lực để vượt qua khó khăn tiếp tục hoàn thành sứ mệnh của một người thầy thuốc.
Tôi cũng có cách kiếm tiền khác là viết báo. Bài ít tiền nhất thì được 30 nghìn đồng, nhiều nhất được 150 nghìn, càng viết tào lao càng cao nhuận bút, viết chính luận vừa khó đăng vừa ít tiền vì không nhiều người đọc. Khổ nỗi tôi thích viết chính luận nên cũng khá vất vả với công việc viết lách.
Những bác sĩ không nhận phong bì như tôi thường có vợ hoặc chồng là hậu phương vững chắc, hoặc bản thân họ làm thêm nghề gia truyền, mở cửa hiệu kinh doanh rồi thuê người đứng bán hàng. Nghề gia truyền của tôi là đan lát các vật dụng bằng tre dùng trong gia đình, nghề này tôi xứng đáng là nghệ nhân, tiếc là không có cơ hội phát huy ở thành phố.
Tôi nhận ra rằng, cuộc sống và sự nghiệp của những bác sĩ không nhận phong bì như như tôi chẳng khác gì một tiều phu leo núi kiếm củi đốt lên niềm tin của sự sống. Tôi tự nhủ, khi leo dốc thì chỉ còn cách cố mà đi lên, ngừng nghỉ tất sẽ chán nản vì mệt mỏi hoặc tự chuốc lấy hiểm nguy, quay lại hay rẽ ngang sẽ bị rơi xuống vực thẳm…
Động lực giúp tôi leo dốc là niềm vui trong công việc. Nhưng hàng ngày đến bệnh viện, nhìn các cháu bé ở quê bị ốm đau, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo tôi lại không sao vui được. Tôi muốn chia sẻ với người bệnh nhiều lắm nhưng khả năng của tôi thì hạn chế. Thỉnh thoảng gặp bệnh nhân nghèo quá, tôi cho họ một vài chục tiền khám với hi vọng giúp người bệnh có thêm niềm tin tiếp tục chống chọi với bệnh tật.
Trong bệnh viện có nhiều bác sĩ làm như tôi. Ví dụ như bác sĩ Thảo mới ra trường, hoàn cảnh kinh tế của chị cũng không dư giả gì nhưng chị thường xuyên cho bệnh nhân quần áo hay tiền mua thuốc. Bác sĩ Mỹ trong tua trực hồi sức thấy bệnh nhân nặng không có máu truyền, mặc dù chị rất mệt mỏi nhưng vẫn tình nguyện hiến máu cứu sống cháu bé, lại còn trích ra số tiền trực ít ỏi giúp người bệnh. Tôi còn biết nhiều bác sĩ đã cho bệnh nhân máu đến cả chục lần, không thiếu bác sĩ cho bệnh nhân tiền viện phí.
Sau 5 năm làm bác sĩ thì tôi không phải đi dạy gia sư kiếm sống, không phải viết báo kiếm tiền. Ấy là lúc ngành y tế thực hiện chủ trương xã hội hóa, bệnh viện là đơn vị sự nghiệp có thu nên trích một phần kinh phí bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên. Ngoại trừ bệnh nhân bảo hiểm y tế thu không đủ chi, còn bệnh nhân đóng tiền khám bệnh thì cả kíp làm việc sẽ được trích bồi dưỡng 6 - 7 nghìn đồng, mỗi ngày đi làm tôi có thêm thu nhập khoảng 180 nghìn từ chủ trương xã hội hóa.
Mấy năm nay ngoài thị trường bão giá, nhiều bác sĩ chua xót so sánh tiền bồi dưỡng khám bệnh không bằng tiền công đánh giày. Nếu không nhận phong bì của bệnh nhân, bác sĩ chỉ còn cách lao đi làm thêm phòng khám tư vào các buổi tối và những ngày nghỉ. Bản thân tôi thì vẫn đang cố gắng tiết kiệm chi tiêu, tôi cũng bắt đầu quay lại viết báo kiếm tiền nhưng hi vọng không phải đi dạy gia sư như ngày trước.
Trong thực tế, chiếc phong bì luôn có sức cám dỗ riêng của nó. Điều đáng nói là: bác sĩ chẳng mấy ai chỉ vì cuộc sống mà quên đi lẽ sống. Dù chưa có số liệu điều tra cụ thể, nhưng tôi biết đa số cán bộ nhân viên ngành y tế khảng khái từ chối phong bì. Song, với tính nhạy cảm của ngành y, chỉ cần thiểu số người không vượt qua được sự cám dỗ thì cũng đủ làm xã hội tổn thương, đủ làm cho ngành y tế nhuốm màu tiêu cực.
Nhớ lại buổi trực đầu tiên thời sinh viên tôi biết từ chối phong bì nhưng lại nhận bao thuốc lá. Tôi đã nghiện thuốc 7 năm trời, nói theo ngôn ngữ y khoa là bị lệ thuộc vào thuốc lá 7 năm. Chỉ đến khi có bệnh nhân bảo tôi là bác sĩ nói một đằng làm một nẻo, khuyên bệnh nhân bỏ thuốc lá trong khi nhiều bác sĩ nghiện nặng. Và tôi đã giật mình quyết định dứt bỏ.
Hippocrat trở thành biểu trưng của ngành y từ 2.500 năm nay bởi cái khuôn thước tôn trọng đạo đức nghề nghiệp như cứu cánh mà ông đã đóng vào nghề y. Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác, danh y thế kỷ 18, đã coi nghề thuốc là một nghề nhân thuật. Trong Y huấn cách ngôn, ông viết: lo cái lo của mọi người, vui cái vui của mọi người, giúp người làm phận sự của mình mà không ham lợi kể công. Hippocrat và Hải thượng Lãn ông là những tượng đài y đức để tôi và các đồng nghiệp suốt đời noi theo.
Nếu so với đồng nghiệp: tôi chỉ là một bác sĩ bình thường, thậm chí là thua xa rất nhiều người; tôi chưa có học hàm học vị, chưa có đóng góp gì lớn lao. Mỗi buổi sáng đến giao ban bệnh viện, tôi rất vui khi thấy các bác sĩ trăn trở với những ca bệnh khó, lo lắng với diễn biến của bệnh nhân nặng, có bác sĩ mất ăn mất ngủ, đứng ngồi không yên. Và tôi như nhìn thấy những tượng đài áo trắng thật sự, để tôi tin rằng đó đây có những chuyện này chuyện khác làm người bệnh mất niềm tin ở ngành y, nhưng đó chỉ là cá biệt chứ không phải là phổ biến.
Tôi lại nhớ, Y học cổ đại 5 nghìn năm trước, từ thời Thần Nông, trong các sách về y thuật đã từng khuyên những người thực hành nghề y “Phải biết giữ trái tim trong lồng ngực”.
BS Trần Văn Phúc (www.vnexpress.net)


Queen Elizabeth
Với kỹ thuật diện ảnh tân kỳ, một cái VIDEO đã mô tả nữ hoàng Anh Elizabeth từ lúc còn trẻ thơ cho tới bây chừ chỉ có hơn 3 phút !
This is really awesome!!!!!
Don't know how they managed the automation on this one.
This is pretty cool.

Xin Click vào http để xem.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

TÌNH MẸ - LÒNG CON ...


.
Một người con không có khả năng nuôi mẹ già anh ta quyết định cõng mẹ lên núi bỏ.

Đến tối! người con nói với mẹ con cõng mẹ lên núi đi dạo , bà mẹ lấy hết sức đeo lên vai con.

Trên đường đi anh ta nghĩ rằng phải leo lên chỗ nào thật cao mới bỏ mẹ xuống.

Bỗng anh nhìn trên vai mình thấy mẹ đang cố giấu những hạt đậu rải suốt đoạn đường đi, anh tức giận hỏi mẹ :
- Mẹ rải đậu làm gì thế ???
 
Kết qủa câu trả lời của mẹ đã khiến anh bật khóc :
-  Mẹ sợ lát nữa CÒN MÌNH CON XUỐNG NÚI SẼ LẠC ĐƯỜNG.

Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con.

10 'điều răn' để chị em đừng tự hại mình

Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng vô phạt” hóa ra lại có thể làm hại chị em nếu để nó tích tụ lâu ngày.
Các chuyên gia ở Trung tâm Kiểm soát & Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) đưa ra gần đây khi nói về những tật xấu cần sửa ở phụ nữ.
1. Mặc đồ lót bằng sợi tổng hợp
Đây là thói quen nhiều chị em mắc phải, song theo nghiên cứu thì trang phục này rất dễ gây nhiễm khuẩn, bởi nó giữ nhiệt, tích ẩm. Ban đầu chỉ là những sự cố cọ xát thông thường, tạo ra những vết xước nhỏ nhưng lâu ngày do độ ẩm cao nên tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Tốt nhất, nên dùng các loại vải dệt từ sợi bông thay cho đồ lót bằng sợi tổng hợp.
aolot-jpg[1200089337].jpg
2. Mặc áo nịt ngực không đúng kích thước
Vai trò của áo nịt ngực không chỉ làm tăng vẻ đẹp cho con người, làm cho cơ thể gọn hơn mà nó còn giúp người trong cuộc tự tin, thoải mái trong cuộc sống, trong công việc. Ngược lại, nếu mang áo nịt ngực quá rộng, quá chật đều không có lợi và không phát huy được tác dụng. 
Quá rộng sẽ làm cho người trong cuộc khó chịu, ngược lại quá chật sẽ làm cho máu lưu thông lên đầu và cổ khó khăn, gây đau đầu, chóng mặt hoặc làm cho tuần hoàn máu ở ngực, bầu vú gặp khó khăn và lâu ngày sẽ phát sinh bệnh. Vì vậy, nên mặc áo ngực vừa kích thước, khi ngủ nên cởi bỏ để giúp giấc ngủ đến nhanh hơn.
3. Ăn uống giống như trẻ nhỏ
Đây là thói quen nhiều phụ nữ vẫn duy trì, đó là ăn “bằng sạch thì thôi”, ăn quá nhiều, thậm chí cả những thứ dư thừa, bỏ đi thì phí nên cố ăn, hoặc có thói quen chuẩn bị quá nhiều thức ăn, buộc mọi người trong nhà phải ăn cố và lâu ngày tạo thành thói quen khó sửa, gây tăng cân, béo phì và nhiều chứng bệnh nan y. 
Tốt nhất, nên ăn theo nhu cầu calo, chỉ ăn khoảng 80% so với mức đủ, chia nhỏ thành nhiều bữa, tăng cường rau xanh, trái cây và uống nhiều nước.
4. Mang quá nhiều đồ trang sức trên người
Kinh tế phát triển, nhiều người có cuộc sống dư giả, nhu cầu làm đẹp bằng trang sức cũng tăng lên, song cũng có những người theo xu hướng thích “khoe” của bằng cách mang quá nhiều đồ trang sức trên người, kể cả đồ giả kim hoàn, thậm chí khi ngủ cũng chẳng kịp tháo ra làm biến dạng cơ thể, nhất là đôi tai, hoặc xăm hình, trạm trổ quá nhiều trên da, gây viêm nhiễm, giảm vẻ đẹp tự nhiên. Nguy hại hơn, có người còn bỏ mạng vì đồ trang sức do nạn cướp giật đang có nguy cơ gia tăng, nhất là đi công việc một mình ở nơi vắng vẻ, tối trời.
5. Sao nhãng luyện tập thể thao
Bận rộn công việc, học hành, chăm sóc con cái và thậm chí là cả tật lười “cố hữu”, nhiều phụ nữ “automatic” sao nhãng luyện tập thể thao. Hậu quả, do ít vận động, nằm nhiều, ngồi nhiều nên dư thừa trọng lượng, tạo nhiều mỡ vùng bụng, phát sinh nhiều căn bệnh nan y, kể cả bệnh ung thư, đái tháo đường, đặc biệt là nhóm người mãn kinh.
Vì lý do này mà ngay từ khi còn trẻ, mọi người nên duy trì cuộc sống vận động. Bất cứ khi nào, ở đâu cũng nên hạn chế cuộc sống tĩnh tại, tạo điều kiện tăng cường vận động, kết hợp ăn uống cân bằng khoa học sẽ giảm bệnh, giúp cho cơ thể mảnh mai và hấp dẫn hơn.
6. Không chú ý đến sức khỏe tim mạch
Theo các nhà khoa học, nhờ có oestrogen, phụ nữ có sức khỏe tim mạch tốt hơn đàn ông, Nhưng không phải thế mà phụ nữ ít mắc bệnh. Đáng tiếc, rất nhiều chị em không quan tâm đến sức khỏe tim mạch. 
Ví dụ, không đi khám điều trị các chứng bệnh liên quan như tăng huyết áp, mỡ máu cao (cholesterol), nhất là nhóm trung, cao tuổi, trước và sau mãn kinh, thậm chí còn chưa biết được những dấu hiệu nan y của căn bệnh này.
7. Muốn giảm cân nhanh
Những phụ nữ dư thừa trọng lượng, béo phì nay muốn giảm cân lại không áp dụng những quy trình mang tính khoa học, họ muốn “đốt cháy giai đoạn” giảm cân nhanh. Từ quan điểm này, họ tìm mọi cách giảm cân, ai mách gì làm nấy, áp dụng cả những thực đơn kỳ lạ. 
Ví dụ, thực đơn chỉ có súp bắp cải cho đến thực đơn không có chứa carbohydrate, thậm chí cả nhịn ăn và hậu quả của việc làm thiếu khoa học này đã dẫn đến những hậu quả xấu cho sức khỏe, tạo ra những mối nguy hiểm mà bản thân họ không lường hết, nhất là những căn bệnh rối loạn ăn uống, có hại cho tim mạch. 
Vì vậy, muốn giảm cân, mọi người nên tư vấn chuyên môn để ăn uống khoa học và không quên vai trò của cuộc sống vận động, luyện tập và ngủ đủ.
8. Mang túi xách nặng
Túi xách to hiện đang được xem là mốt, được nhiều chị em tin dùng. Lợi thế của túi xách to là đẹp và đựng được nhiều thứ, tiện cho những người còn đang đi làm, nhưng nhược điểm là đựng quá nhiều đồ, nên đi đường dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
9. Mặc quần jean quá chật
Mốt mặc quần jean đang trở nên thịnh thành ở tất cả các bạn trẻ. Tuy có nhiều lợi thế: đẹp, mốt, tôn vẻ đẹp con người, nhưng cũng giống như mặc áo nịt ngực, quần jean quá chật sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của cơ thể, nhất là ở đôi chân. 
Ngoài ra, nó còn gây bệnh viêm nhiễm bàng quang, nhiễm nấm bộ phận kín, gây khó chịu cho người trong cuộc. Vì lý do này và tùy từng công việc, mọi người nên thay bằng trang phục có đủ độ rộng để bảo vệ sức khỏe và giúp sự vận động được dễ dàng hơn.
10. Mang giày dép quá chật
Không chỉ đi giày dép chật, nhiều người còn dùng cả loại giày dép cao gót, nhất là nhóm người có chiều cao không được như ý. Giày dép chật không chỉ gây khó chịu, dễ trượt ngã, gây chấn thương, gây nhiễm khuẩn mà còn gây khó chịu cho người trong cuộc. Để khắc phục, nên chọn giày dép đúng kích cỡ, kể cả giày khi luyện tập thể thao hoặc đi du lịch và khi làm việc nội trợ trong nhà.
Theo Giadinh.net

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Hài hước nhật ký mẹ chồng

Vậy là từ hôm nay ta đã chính thức có con dâu rồi. Cái con bé này ta cũng chẳng thích lắm. Con gái gì mà nhuộm tóc vàng tóc đỏ. Ăn mặc thì váy nọ váy kia, nhìn đỏng đảnh thấy ngứa mắt. Ta khuyên con trai hết lời thì nó kêu thế kỉ 21 rồi, vợ nó xinh, giỏi giang thế mẹ còn chê gì.

Ừ thì kệ xác chúng nó. Căn bản là ta chưa moi được điểm xấu nào của con bé ấy để mà chê nó cơ. Nó nhìn cũng xinh, công việc tốt, gia đình nền nếp, lại cũng lễ phép ra phết (nhưng ta đoán nó chỉ giả đò thế thôi, mấy bữa nữa về khéo lại bắt nạt ta như chơi ấy!).

Chê lắm thì thằng quý tử nhà ta lại bảo mẹ khó tính, cổ hủ thì chết! Thôi không sao, quân tử 3 năm trả thù chưa muộn. Cứ về đây rồi ta hành hạ cho biết mặt! (Các cụ bảo 10 năm, nhưng ta già rồi, nên chỉ “xài” 3 năm thôi).

Ngày… tháng… năm…
Vừa về làm dâu được 2 ngày mà nó đã gọi ngay thợ lắp điều hòa 2 chiều. Sợ nóng, sợ rét ấy mà, đúng là sướng quen thân rồi. Ngày xưa ta đây ở không có điện, phải phó mặc cho trời thì đã sao? Nóng thì quạt tay, rét đã có chăn, sợ gì. Mùa đông này vợ chồng chúng nó ngủ 2 người còn ấm chán. Ta đây 1 mình vò võ còn chưa thèm kêu nữa là.

Nhưng mà kể ra có điều hòa cũng ấm thật. Hai đứa lại còn mua tặng ta 1 cái eo-ci-đi đặt trong phòng ngủ để nằm xem cho tiện nữa. Vừa tối cái là ta đã muốn đi nằm xem phim ngay rồi. Đêm ngủ cũng ngon giấc hẳn, sáng ra thì nằm ườn mãi không muốn dậy. Thôi nó sắm cho thì dùng tạm vậy.

Ngày… tháng… năm…
Còn cái đầu cá kho thừa từ bữa trước ta đã để trong tủ lạnh rồi mà lúc thấy nó lúi húi nấu cơm nó lại đổ vào thùng rác. Tức quá, chắc phải để nó bị đói như thời 1945 mới biết mùi đời. Ta nhắc nhở thì nó xoen xoét: “Con mua nhiều đồ ăn mới và ngon lắm mẹ ạ. Mẹ không phải tiết kiệm làm gì, bọn con không để mẹ phải khổ đâu!”.

Hừ, đừng tưởng vài câu nịnh nọt là lấp liếm được cái tính hoang phí đã thành thói nhé. Là ta nhịn đấy, quân tử 3 năm trả thù chưa muộn, cứ đợi đó!

Ngày… tháng… năm…
Sáng nay 2 đứa nó đi làm, thấy nó mặc cái váy tới đầu gối, ta “mát mẻ” bảo nó: “Nhà này có nghèo lắm đâu mà chị mặc thiếu vải thế? Gái có chồng rồi đấy, liệu mà ăn mặc cho bà già này đỡ mất mặt”. Nói được câu ấy thấy ta hả hê ghê. Cuối cùng thì cũng trả thù được 1 ít rồi.

Ai ngờ, thằng con trai của ta còn cười cười, cầm tay ta bảo: “Mẹ yên tâm, không ai chê đâu. Linh mặc thế là phù hợp đấy. Mẹ không thấy hàng xóm láng giềng ai cũng khen mẹ có con dâu vừa xinh, vừa ngoan à?”.

Thì nó nói cũng đúng. Vài hôm trước, gặp mấy bà già kia ở chợ, ai cũng rối rít khen nó xinh lại lễ phép, nhanh nhẹn, mồm miệng. Hôm đó ta còn sướng âm ỉ cơ mà.

Thôi được rồi, ta không thèm chấp nó vụ này. Ta nhịn đấy, quân tử 3 năm báo thù chưa muộn!

Ngày… tháng… năm…
Hôm nay cuối tuần, vợ chồng nó sau khi dọn dẹp nhà cửa và nấu nướng cho ta ăn trưa xong thì chở nhau qua nhà ngoại. Ta liền lấy điện thoại a lô cho mấy bà chiến hữu sang chơi.

“Ối dà, con dâu bà chịu khó nhỉ? Nhà cửa bóng láng, sạch sẽ thế này đây” - bà Gấm trầm trồ khen ngợi.

“Ôi giời, không có bàn tay của bà già này thì có mà được thế ấy” - Ta tranh công mặc dù không làm. Nhưng phải tận dụng cơ hội để “hạ bệ” con dâu chứ.

Ta còn chỉ vào thùng rác, trong đó có vài mảnh cốc chén vỡ, bảo với mấy bà bạn: “Nó đoảng lắm, làm vỡ hết cả chén bát nhà này. Tuần nào cũng phải mua mới đấy, các bà không biết thì thôi!”. Thực ra đó là cái chén ta lỡ tay làm vỡ lúc nãy. Là ta mải khóc lóc cho cảnh cô gái bị bệnh máu trắng trong phim trên ti vi ấy mà.

Nói xấu được nó thấy lòng nhẹ nhõm, hả hê quá. Ta chẳng nói rồi, quân tử 3 năm trả thù chưa muộn mà. Đã thấy sự lợi hại của ta chưa?

Nhưng mà xin thần phật đừng trách tội con nhé! Con không có ý đồ xấu đâu. Amen!

Ngày… tháng… năm…
Hôm nay nó thông báo nó đã mang bầu được 16 tuần. Vợ chồng nó vừa đi siêu âm về. Ôi giời ơi, sướng quá, thế là sắp có cháu bế rồi. Nhưng mà, 2 đứa này sao tới giờ mới thông báo cho ta? Chúng lại còn giở giọng: “Bọn con muốn đợi chắc chắn rồi mới thông báo cho mẹ mà!”. Ghét thế không biết. Nhưng thôi, vì cháu ta, ta nhịn.

Ngày… tháng… năm…
Mấy tháng nay sáng nào ta cũng tung tẩy xách làn đi chợ, mua bao đồ về nấu ăn tẩm bổ cho nó. Vui đáo để. Nó mà lanh chanh xuống bếp là ta đuổi lên ngay. Ta còn thuê người giúp việc theo giờ để dọn dẹp nhà cửa nữa. Tối tối, ta tranh rửa bát, đuổi vợ chồng nó đi dạo, ít nữa cho nó dễ sinh chứ!

Ta không phải nghĩ tốt cho nó đâu, ta làm chỉ vì ta thương cháu của ta thôi! Còn nó, cứ đợi đấy, sinh xong ta sẽ cho biết tay.

À mà không, sinh xong nó còn phải cho cháu ta bú sữa mẹ nữa nhỉ? Vậy đợi khi nào cai sữa cháu ta, ta sẽ cho nếm mùi đau khổ. Quân tử 3 năm trả thù chưa muộn!

Ôi, cháu của ta. Ta muốn bế cháu quá rồi!

Theo TTVN

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

BIET ON

>Xin biết ơn những người khiển trách ta, vì các người giúp ta tăng trưởng định tuệ. 
>* Xin biết ơn những người làm ta vấp ngã, vì các người khiến năng lực của ta mạnh mẽ hơn. 
>* Xin biết ơn những người bỏ rơi ta, vì các người đã dạy cho ta biết tự lập. 
>* Xin biết ơn những người phản bội và đâm sau lưng ta, vì các người đã tiêu trừ nghiệp chướng cho ta. 
>* Xin biết ơn những người lường gạt ta, vì các người tăng tiến kiến thức cho ta. 
>* Xin biết ơn những người làm hại ta, vì các người đã tôi luyện tâm trí của ta. 
>* Xin biết ơn tất cả những người khiến ta được Kiên Định Thành Tựu. 
>

THẬP ĐẠI BỆNH - THẬP ĐẠI BẠI - THẬP ĐẠI THẮNG
 
 
Thập Đại Bệnh

1.    Bệnh quá khứ cục bộ: Chỉ có quá khứ là đáng kể và ước ao trở về lại thời kỳ vàng son đó.

2.    Bệnh tiêu cực bi quan: Thở than và chỉ trích mọi người, mọi việc.

3.    Bệnh phô trương chiến thắng: Làm tất cả chỉ để khoe khoang cái tôi của mình.

4.    Bệnh cá nhân chủ nghĩa: Chỉ nghĩ đến mình và quyền lợi của mình.

5.    Bệnh lười biếng tránh né: Không dám động ngón tay vào bất kỳ việc gì cả vì sợ mệt, sợ tốn của, sợ mất giờ.

6.    Bệnh chuẩn mực trần tục: Đánh giá mọi sự việc và người khác theo cách thức mà báo chí truyền thông và thị hiếu của dân chúng đề ra.

7.    Bệnh đợi chờ phép lạ: Không chịu làm việc, dấn thân, nhưng lại chờ mong được kết quả tốt.

8.    Bệnh tùy hứng vô định: Không có lý tưởng rõ ràng và cũng chẳng bao giờ kiên trì trong công việc.

9.    Bệnh sống vô trách nhiệm: Ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình. Không quan tâm đến việc chung và những bổn phận khác.

10. Bệnh bè phái chia rẽ: Lập phe nhóm cho riêng mình. Không chấp nhận người khác ý kiến với mình.

 
Thập Đại Bại

1.    Kiêu căng, xem người như máy móc, độc đoán, chẳng chịu nghe ai, bảo thủ ý kiến.

2.    Băn khoăn, bi quan, khiến cho người nghe cũng đâm hoang mang.

3.    Không biết dùng người, không chọn người, không biết huấn luyện, không hoà mình, không khoan dung, sống cách biệt, giữ óc địa phương.

4.    Đa nghi với mọi người, mang bệnh “do dự mãn tính”, sợ mất lòng, thay đổi ý kiến như chong chóng.

5.    Tự mình ôm đồm bao quát tất cả, lạc lõng trong những chuyện vụn vặt, không phân biệt đâu là chính yếu, đâu là phụ thuộc.

6.    Miệng nói rất khéo, nhưng làm thì khác, cuối cùng chẳng ai tin. Tuyên bố rùm beng, nhưng sống và hành động không ra gì. Gặp khó khăn thì buông xuôi nản lòng. Thành công thì huênh hoang tự đắc và cướp công vô ơn với kẻ thành tâm giúp mình.

7.    Dấn thân nửa vời, thịnh thì xu thời “xông pha cứu trợ người thắng trận”, suy thì rút lui nhẹ nhàng, không chịu trách nhiệm, và đổ lỗi cho người khác.

8.    Không có chương trình và kế hoạch, hăng tiết theo cảm hứng, thích tấn công, khó chịu khi nghe sự thật mất lòng.

9.    Ích kỷ, chỉ tìm danh lợi cho bản thân mình, sợ người khác hơn mình, giấu kỹ những kinh nghiệm của mình.

10. Không cầu nguyện, chỉ tin vào tài năng và mưu mô, thủ đoạn trần tục, trông cậy vào quyền thế.

 
Thập Đại Thắng

1.    Khiêm tốn trọng nhân phẩm của mỗi cá nhân; uyển chuyển, linh động; lắng nghe sáng kiến mọi người, rồi suy nghĩ, lượng giá.

2.    Ý thức, tin tưởng sứ mạng của mình như một ơn Chúa, bình tĩnh trước mọi biến cố.

3.    Có thuật dùng người, chấp nhận đối thoại tìm hiểu từng người, tâm hồn quảng đại, biết quên bỏ những lầm lỗi của kẻ khác, lắng nghe bạn bè khuyên bảo, và nhất là biết nghe kẻ thù chỉ trích.

4.    Tín nhiệm cộng sự viên, xem, xét, làm. Quyết định sáng suốt, thực hiện cho kỳ được.

5.    Chia sẻ trách nhiệm với các cố vấn, với chuyên viên, cộng sự viên. Luôn học hỏi, trau dồi thêm khả năng.

6.    Nói ít, làm nhiều, luôn luôn trọng kỷ luật, đi tiền phong, nêu gương sống trong mọi lĩnh vực, nhìn thẳng thực tế, khách quan, khiêm tốn lúc thành công, chia sẻ niềm vui với cộng sự viên, kiên trì, nhẫn nại, không bao giờ thất vọng.

7.    Sẵn sàng hy sinh tất cả vì sứ mệnh, can đảm nhận trách nhiệm, cùng thành công, cùng thất bại, không bao giờ làm tổn thương tình huynh đệ. Tình nguyện nhận điều khó cho mình và để cái dễ cho cộng sự viên.

8.    Trước mỗi việc đều có chương trình, kế hoạch; sau mỗi việc đều kiểm điểm chân thành, phê bình và tự phê, sợ tâng bốc, thích nghe nói thẳng, nói thật.

9.    Chỉ tìm phục vụ, quên mình vì đại cuộc, xác tín mình chỉ là khí cụ trong tay Chúa, nên chỉ tìm ý Chúa; giữ vững lập trường, thấy ai hơn mình thì vui mừng; chuẩn bị cho tương lai, dọn đường và trao hết kinh nghiệm cho người kế vị mình.

10. Trước mọi công việc, trong mọi khó khăn, biết cầu nguyện, tìm ánh sáng và sức mạnh nơi Chúa, bàn hỏi với Chúa trước hết, phó thác cho Chúa trọn vẹn. Hy vọng trong thất vọng, cứ vui vẻ tiến lên, ngày mai có Chúa lo.

 
ĐHY. P.X. Nguyễn Văn Thuận

Homeless Man’s Honest Deed Rewarded with $16K Donation, and Counting

 

 

A homeless man in Kansas City, Mo., made national headlines more than a week ago when he returned a valuable platinum and diamond engagement ring accidentally dropped into his cup of change by a woman offering some extra cash. Now, hundreds of donors have contributed more than $16,000 to a page on GiveForward.com to help Billy Ray Harris get his life back on track. The man's rewards don't stop with financial help -- the media story helped him connect with a brother in Lubbock, Texas, he hasn't seen in nearly 30 years.
KCTV first did a story on the unintended donation Feb. 9. Sarah Darling had put her engagement ring in her change purse because it was bothering her finger. A chance encounter with Harris on the street led Darling to give the man her loose change. It was only a day later that she realized her engagement ring was missing. When she came back to Harris on the same street, he still had the ring and gave it back to her.
The New York Daily News reveals when the woman and her husband returned, they gave the homeless man all the cash she had on her -- around $40 to $60. Then Bill Krejci, who is a web designer, was inspired by some media outlets' websites where people asked how they could help. Enter GiveForward.com.
For the next 90 days, anyone can donate money for Harris. The homeless man cited his reverend grandfather, who raised him since he was 6 months old, as the reason for his character trait that returned the ring to the woman. Individual donations from as little as $5 up to $500 have poured into GiveForward.com for Harris.
One comment from the Young family, who donated $250, said, "This story was on CNN and it was touching that someone with so little was so thoughtful and understanding. ... This was a unique opportunity to celebrate a good news story and act of kindness." The CNN piece was on Soledad O'Brien's show Monday.
The goal was the raise $1,000 for Harris in three months. Instead, more than $16,000 has been given to the cause in just a few days.
Krejci posts updates on the donation website. The most recent one, dated Wednesday, called all of the donors "awesome... over the past few days." Further, the web designer states he'll be having lunch with Harris in the next few days. Also, the homeless man is staying with a guy who helps run sound for a band. Krejci calls the amount of donations "unreal."
So what will happen to Harris now? MyFoxLubbock.com reports Edwin Harris, Billy Ray's older brother, wants his sibling to come home to Lubbock, Texas. The brothers lost touch and have tried to find each other over the past 27 years. When the older brother saw Billy Ray's story on the Internet, he got in touch and the two talked for 45 minutes. Edwin Harris hopes to bring his brother back to Texas in mid-March.

KCTV reveals Robin Harris, the men's sister, lives in Wichita Falls, Texas. She also saw the national story and got in touch with her homeless brother thanks to Betsy Webster, the original television reporter who broke the story.
Billy Ray Harris hesitates to come home because he doesn't want to be a burden to his family. Perhaps more than $16,000 will help change his mind.
Người ăn xin trả lại nhẫn kim cương

Một người ăn xin vô gia cư gây xôn xao nước Mỹ khi trả lại chiếc nhẫn kim cương cho một phụ nữ vô tình đánh rơi trong chiếc cốc xin tiền của ông.

Người ăn xin Billy Ray Harris và chiếc nhẫn kim cương mà ông trả lại cho người qua đường. Ảnh: KCTV
Theo Radar online, ông Billy Ray Harris, sống tại thành phố Kansas, bang Missouri, đang ngồi trên đường phố xin tiền hôm 15/2 thì cô Sarah Darling đi ngang qua và dừng lại cho ông một ít tiền lẻ.
Tuy nhiên, gần một giờ sau cuộc gặp đó, ông Billy kiểm tra chiếc cốc đựng tiền của mình và phát hiện ra một chiếc nhẫn kim cương lấp lánh. "Chiếc nhẫn lớn đến mức tôi nghĩ rằng nếu nó là kim cương thật thì chắc phải đắt đỏ lắm", ông kể lại.
Về phía Darling, cô cho hay mình tháo chiếc nhẫn ra và để vào túi xách vì nó hơi vướng víu. Cho đến hôm sau cô mới phát hiện ra mình bị mất nhẫn và rất buồn rầu vì đó là chiếc nhẫn có ý nghĩa quan trọng đối với cô.
Darling liền quay lại chỗ ông Billy và hỏi xem ông có thấy cô có đánh rơi thứ gì có giá trị ở đây không. Ông Billy lập tức đưa chiếc nhẫn kim cương ra và trả nó lại cho Darling.
"Cứ như là một phép màu vậy. Tôi cứ đinh ninh rằng tôi chẳng thể nào tìm lại được chiếc nhẫn nữa", Darling nói. "Tôi nghĩ trong cuộc sống chúng ta thường chỉ hay nghĩ đến trường hợp xấu nhất nhưng rồi sẽ có lúc bạn nhận ra rằng xung quanh mình vẫn còn rất nhiều người lương thiện".
Bất ngờ vì tìm lại được chiếc nhẫn, Darling chỉ kịp móc hết số tiền có trong túi ra đưa cho ông Billy như một lời cảm ơn. "Khoảng 40-60 USD gì đó thôi, vì chúng tôi không mang theo nhiều tiền lúc đó", chồng của Darling, Bill Krejci cho biết.
Video: Tin Billy trả nhẫn lên truyền hình
Những ngày sau đó, câu chuyện về ông Billy lan rộng trên báo chí. Nghĩ rằng mình cần đền ơn cho người ăn xin Billy nhiều hơn, Krejci đã lập ra một trang web để mọi người có thể truy cập vào đây và quyên góp tiền cho ông.
Krejci sẽ trao trực tiếp toàn bộ số tiền mà các nhà hảo tâm đóng góp cho ông Billy sau chiến dịch từ thiện dài 90 ngày.
"Sau khi báo chí phỏng vấn vợ tôi, tôi để ý rằng trên một số trang web, mọi người có hỏi cách giúp đỡ cho ông Billy. Thế nên tôi đã nảy ra ý tưởng tổ chức chiến dịch này", Krejci, một chuyên viên thiết kế web, cho hay.
Hiện số tiền mà trang web nhận được đã là 15.000 USD. Tuy nhiên, Krejci vẫn chưa thể thông báo cho ông Billy về tin vui này do không tìm thấy người ăn xin đâu nữa.
"Điều khiến tôi lo lắng nhất là sự riêng tư của ông. Tôi không muốn mọi người làm phiền ông", Krejci nói.
Nhân Mã

1000 con hạc giấy


NHỮNG VIÊN ĐÁ NHỎ


Sự hiểu lầm có thể làm cho con người ta mất đi vĩnh viễn 1 thứ gì đó mà ta rất yêu quý, để rồi, khi nhận ra thì đã quá muộn...

Có một chàng trai đã gấp 1.000 con hạc giấy tặng người anh yêu. Mặc dù lúc đó anh chỉ là một nhân viên quèn trong công ty, tương lai chẳng có vẻ gì sáng lạn nhưng họ vẫn luôn rất hạnh phúc bên nhau.


Rồi cho đến một hôm người yêu của anh nói rằng nàng sẽ đi Paris, sẽ không bao giờ còn có dịp gặp lại anh nữa. Nàng rất lấy làm tiếc về điều này và an ủi chàng rằng rồi nỗi đau của chàng cũng sẽ trở thành dĩ vãng. Hãy để cho nó ngủ yên trong ký ức của mỗi người. 
Chàng trai đồng ý nhưng trái tim tan nát. Anh lao vào làm việc quên cả ngày đêm, cuối cùng anh đã thành lập được công ty của riêng mình. Nó không chỉ giúp anh vươn đến những điều mà trước đây vì thiếu nó mà ngưới yêu đã rời bỏ anh, nó còn giúp anh xua đuổi khỏi tâm trí mình một điều gì đó của những tháng ngày xưa cũ.
Một ngày mưa tầm tã, trong lúc lái xe, chàng trai tình cờ trông thấy một đôi vợ chồng già cùng che chung một chiếc ô đi trên hè phố. Chiếc ô không đủ sức che cho họ giữa trời mưa gió. Chàng trai nhận ngay ra đó là cha mẹ của cô gái ngày xưa. Tình cảm trước đây anh dành cho họ dường như sống lại. Anh chạy xe cạnh đôi vợ chồng già với mong muốn họ nhận ra anh. Anh muốn họ thấy rằng anh bây giờ không còn như xưa, rằng anh bây giờ đã có thể tự mình tạo dựng một công ty riêng, đã có thể ngồi trong một chiếc xe hơi sang trọng. Vâng, chính anh, chính người mà trước đây con gái họ chối từ đã làm được điều đó.
Đôi vợ chồng già cứ lầm lũi bước chậm rãi về phía nghĩa trang. Vội vàng, anh bước ra khỏi xe và đuổi theo họ. Và anh đã gặp lại người yêu xưa của mình, vẫn với nụ cười dịu dàng, đằm thắm nàng từng đem đến cho anh, đang dịu dàng nhìn anh từ bức chân dung trên bia mộ. Cạnh cô là món quà của anh, những con hạc giấy ngày nào. Đến lúc này anh mới biết một sự thật: nàng đã không hề đi Paris. Nàng đã mắc phải căn bệnh ung thư và không thể qua khỏi. Nàng đã luôn tin rằng một ngày nào đó anh sẽ làm được nhiều việc, anh sẽ còn tiến rất xa trên bước đường công danh. Và nàng không muốn là vật cản bước chân anh đến tương lai của mình. Nàng mong ước cha mẹ sẽ đặt những con hạc giấy lên mộ nàng, để một ngày nào đó khi số phận đưa anh đến gặp nàng một lần nữa, anh có thể đem chúng về bầu bạn.
Chàng trai bật khóc.
Chúng ta cũng vậy, như chàng trai kia, cũng chỉ nhận ra giá trị lớn lao về sự có mặt của một người mà cuộc đời đã ban tặng cho cuộc sống của chúng ta khi một sáng mai thức giấc, người ấy đã không còn ở bên ta nữa. Có thể họ đã chẳng yêu bạn như cách mà bạn mong đợi ở họ nhưng điều này không có nghĩa rằng họ không dâng hiến tình yêu của họ cho bạn bằng tất cả những gì họ có.

Một khi bạn đã yêu, bạn sẽ mãi mãi yêu. Những gì trong tâm trí bạn có thể sẽ ra đi, nhưng những gì trong tim bạn thì mãi mãi ở lại.


Được đăng bởi nguoidua kinh .
lính thủy sưu tầm và minh họa.
                       HAVE A NICE DAY.

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

SUC KHOE (THAM KHAO)

     CHỮA BỆNH LÃO THỊ VÀ CẬN THỊ






Huyệt Minh Nhãn – vừa quan trọng vừa hữu dụng. Phòng chứng mệt mỏi- đục thủy tinh thể- ngủ ngon
Đây là câu chuyện do một vị Huynh trưởng đã hơn 60 tuổi chia sẻ, Ông ấy vốn có bệnh cận thị và lão thị, sau khi xoa ấn huyệt này được nửa năm, đi kiểm tra lại thì thị lực đạt được 1.2.
Hiện ông ấy không phải đeo mắt kính nữa, thỉnh thoảng lại ấn huyệt Minh Nhãn khi rảnh rỗi.
Các vị có công việc luôn phải tiếp xúc với màn hình vi tính cần biết diệu phương này! Chúc Quý vị sức khỏe!
HUYỆT MINH NHÃN, HUYỆT PHƯỢNG NHÃN, HUYỆT ĐẠI KHÔNG CỐT
Khi đã có tuổi, chúng ta dễ bị lão thị, hãy thử cách ấn huyệt Minh Nhãn, bảo đảm quý vị sẽ được TAI THÍNH, MẮT SÁNG
Nếu quý vị thường cảm thấy mỏi mắt, nhưng lại không đúng vào giờ ngủ, lúc đó chúng ta hãy vận dụng phương pháp xoa bóp huyệt đạo, để thư giãn mắt.
Trên ngón cái của chúng ta có 3 huyệt tiếp giáp nhau (như hình vẽ) đó là huyệt Minh Nhãn (giáp ngón trỏ), huyêt Phượng Nhãn (phía ngoài ngón cái) và huyệt đại không cốt (ở giữa).
Huyệt Minh Nhãn và Phượng Nhãn có thể cải thiện chứng mỏi mắt và viêm kết mạc cấp tính, đại không cốt huyệt thì cải thiện tất cả các triệu chứng bệnh liên quan đến mắt.
Các vị thường gặp chứng mỏi mắt mỗi ngày nên kích thích 3 huyệt này hai lần.
Phương pháp: kẹp ngón cái giữa ngón cái và ngón trỏ của tay còn lại, dùng móng của ngón cái lần lượt kích thích 3 huyệt đạo này, ấn với mức độ có cảm giác hơi đau là được.
Đây là phương pháp ấn huyệt đơn giản, khi đang rảnh rỗi giữa các ca làm việc, hoặc trong lúc đợi xe, đều có thể thao tác.
Các vị thường bị mỏi mắt nhưng lại khó ngủ sử dụng phương pháp này sẽ dễ dàng tìm lại giấc ngủ. Phương pháp trên cũng có thể ức chế chứng đục thủy tinh thể do cao tuổi.